您现在的位置是:NEWS > Nhận định
Nhận định, soi kèo Monchengladbach vs Frankfurt, 0h30 ngày 9/2: Khách lấn chủ
NEWS2025-02-12 15:17:49【Nhận định】2人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 08/02/2025 05:25 Đức lịch thi đấu hôm nay và ngày mailịch thi đấu hôm nay và ngày mai、、
很赞哦!(489)
相关文章
- Kèo vàng bóng đá Wolfsburg vs Leverkusen, 21h30 ngày 8/2: Khách đáng tin
- Quà tặng tri ân thầy cô đặc biệt từ Danisa
- Mãn nhãn, mãn nhĩ cuộc thi múa khèn lớn nhất Tây Bắc
- Bên trong nhà máy sản xuất răng sứ đặc biệt nhất Việt Nam
- Nhận định, soi kèo Hà Tĩnh vs Công an Hà Nội, 18h00 ngày 10/2: 3 điểm nhọc nhằn
- Nam công nhân tức nghẹn trước hành động của quý cô váy ngắn
- 'Yêu đương' nóng bỏng ngay giữa công viên, cặp đôi nhận kết đắng
- Ý nghĩa của 5 món bánh truyền thống Việt Nam ngày Tết Nguyên đán
- Nhận định, soi kèo Hà Tĩnh vs Công an Hà Nội, 18h00 ngày 10/2: 3 điểm nhọc nhằn
- Biệt thự vườn 4000 m2 ở Ba Vì của nữ giảng viên lấy chồng Hàn Quốc
热门文章
站长推荐
Soi kèo góc Nice vs Lens, 23h00 ngày 8/2
Theo tìm hiểu, chủ nhân của đám cưới là chú rể Lê Minh Hoàng (SN 1989, quận Phú Nhuận, TP.HCM) và cô dâu Võ Đông Mỹ Nhung (1998, TP. Quy Nhơn, Bình Định). Mỹ Nhung và Minh Hoàng đã sử dụng 1 chiếc ôtô Ferrari 458, 22 xe môtô gồm: Ducati V4s, Aprilia rsv4, Suzuki gsx s1000... để đi rước dâu và diễu hành quanh thành phố Quy Nhơn trong đám cưới được tổ chức vào ngày 10/3 vừa qua. Đặc biệt, trong số 22 xe môtô có 3 chiếc Kawasaki H2 thuộc hàng hiếm khi tại Việt Nam chỉ có 5 chiếc môtô loại này. Ngoài màn đón dâu 'khủng' bên dàn siêu xe, đám cưới của cặp đôi còn được tổ chức hoành tráng tại khách sạn sang trọng với số lượng khách mời lên tới gần 1000 người. Được biết, cô dâu và chú rể đã mất hơn nửa năm để lên kế hoạch và chuẩn bị cho đám cưới. Dàn siêu xe là của anh em, bạn bè cặp đôi yêu quý họ nên chạy từ Sài Gòn về Quy Nhơn để hỗ trợ. 'Vợ chồng mình tổ chức đám cưới với tiêu chí tình cảm là chính, không quan trọng chuyện tiền bạc. Siêu xe là được các chú chơi trong hội yêu quý nên hỗ trợ để rước dâu và tham dự chứ chúng mình không bỏ tiền ra thuê để 'làm màu'', cô dâu Mỹ Nhung cho biết. Mỹ Nhung - Minh Hoàng quen nhau từ tháng 11/2017 do hai bên gia đình nội, ngoại đã đã chủ động tạo nhiều cơ hội cho đôi trẻ gặp nhau. Sau một năm yêu, họ quyết định tiến tới hôn nhân. Theo cô dâu Mỹ Nhung, chính sự trưởng thành và biết quan tâm của Hoàng đã khiến cô tin tưởng chọn anh làm người bạn đời. Đám cưới có 1 không 2: Cô dâu chú rể bước vào, cả hôn trường nức nở
Đám cưới của cặp đôi ở Quảng Nam gây chú ý vì những giọt nước mắt đằng sau câu chuyện tình của họ.
">Đám cưới 'độc' nhất Quy Nhơn: Đoàn rước dâu hành khắp phố
Nói về Tết xưa, ông Trịnh Duy Tuyến SN 1951 (Tổ trưởng tổ dân phố số 37, phường Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ, Tết những năm 70, 80 với thế hệ ông xoay quanh hai từ thiếu thốn.
“Năm 1976 tôi xuất ngũ, xin làm công nhân. Đầu thập niên 80 tôi kết hôn với cô gái làm xí nghiệp in bao bì. Tết đến chúng tôi thường rơi vào cảnh túng thiếu.
Thời kỳ này có phong trào xuất khẩu lao động sang bên Đức và Liên Xô (cũ). Tôi quyết tâm đi, cải thiện kinh tế gia đình.
Năm 1982, tôi lên đường khi con gái thứ 2 tròn 3 ngày tuổi. Hành trang người ta mang theo là vàng, tiền bạc để đi buôn, tôi chỉ có muối vừng và đồ ăn do vợ chuẩn bị.
Sau 4 năm, tôi về nước với tâm thế khác. Lần đầu tiên tôi lo được Tết đủ đầy cho vợ con”, ông Tuyến nhớ lại.
Ông Nguyễn Văn Tuyến có nhiều kỷ niệm đáng nhớ về Tết thời bao cấp. Kiện hàng trị giá 7 căn nhà
Ông Tuyến hóm hỉnh nói: “Những người như chúng tôi được người ta ví von là “đầu đội áp suất, chân đi bàn là”.
Ngày đó kinh tế khó khăn, những đồ vật gia dụng như nồi áp suất, bàn là điện, máy sấy tóc, siêu điện… thuộc dạng hiếm hoi, chỉ những người đi nước ngoài về mới có.
Rời Đức, tôi gom được kiện hàng lớn khoảng 3 khối, chuyển xuống tàu biển về Việt Nam”.
Kiện hàng cập cảng Hải Phòng, ông Tuyến thuê xe tải chở về Hà Nội. Khi thấy kiện hàng lớn, làng xóm trầm trồ. Căn nhà rộng 35m2 nhưng ông phải tháo hết giường, tủ mới đủ chỗ xếp hàng.
Chẳng mấy chốc tin tức lan ra, họ kháo nhau ông Tuyến là đại gia mới nổi của khu phố.
Ngay buổi tối, dân buôn từ các nơi đổ xô đến tìm ông Tuyến, gạ mua đồ với giá cao.
Một góc khu tập thể ông Tuyến và gia đình sinh sống. Theo người đàn ông sinh năm 1951, thời bao cấp, xe đạp là tài sản có giá trị lớn.
“Trong số hàng hóa, tôi mang về được 7 chiếc xe đạp Mifa mới cứng, nhãn hiệu của Đức. Giá trị mỗi chiếc trên thị trường khoảng 3 chỉ vàng, tương đương 1 căn hộ tập thể.
Nhiều người đánh tiếng gạ đổi nhà lấy xe, anh bạn thân còn đề nghị bán cho tôi 1000 m2 đất ở Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) với giá chỉ bằng kiện hàng đó. Tuy nhiên, tôi từ chối”, ông Tuyến nhớ lại.
Năm đó, Tết với gia đình ông Tuyến vui như hội. Chiều 28 Tết, ông đưa vợ con ra chợ hoa, mua sắm.
“Thời bao cấp, Tết đến nhà nào khó khăn cũng cố gắng kiếm cành đào nhỏ. Ai khá giả thì có cả đào và quất.
Tết đầu tiên sau 4 năm tha hương, tôi sắm cả hai loại cây cảnh, trang hoàng nhà cửa, cho bõ tháng ngày lao động vất vả.
Tôi cũng mua chiếc xe máy nhưng chưa biết đi. Ngày đầu năm, tôi chở vợ con trên chiếc xe đạp Mifa sang thăm gia đình vợ bên Gia Lâm.
Cảm giác lúc đó phấn khởi lắm”, vị Tổ trưởng tổ dân phố kể.
Chọn hoa ngày Tết. Ảnh: Phạm Tân. Theo lời ông Tuyến, Tết đó, ông hào phóng, tặng cho anh trai ruột chiếc xe đạp. Ngày khó khăn, việc mừng tuổi tiền chưa bao giờ xuất hiện trong ý niệm nhưng lần này, ông đổi tiền ra từng tờ 20 đồng, mừng tuổi người thân và bạn bè.
“20 đồng thời đó rất có giá trị, mua được rất nhiều thứ. 50 đồng có thể nuôi được gia đình 4 người trong 1 tháng”, ông nhấn mạnh.
Hàng chục năm sau, cái Tết đầu tiên về nước vẫn là những kỷ niệm sâu sắc, khó phai mờ trong tâm trí ông và gia đình.
Đau đầu chia 3 lạng thịt cho 20 người ăn
Nhắc đến Tết, ông Tuyến cho rằng, ngày xưa thiếu thốn nhưng không khí vui hơn bây giờ.
Cận Tết, mọi người trong khu tập thể rủ nhau ăn bữa cơm Tất niên. Trước đó 5 ngày, khu tập thể cũ kỹ bừng sáng bởi những bức bảng tin được tô điểm thêm sắc hồng của hoa đào vẽ bằng phấn.
Dưới khoảng sân chung, mỗi nhà chia nhau một góc nhỏ, nhộn nhịp luộc bánh. Mùi củi cháy, tiếng nước réo ùng ục trong nồi bánh, tiếng trẻ con huyên náo… là bức tranh đẹp về ngày Tết mà bất cứ ai sinh ra, lớn lên ở đây đều nhớ.
Bản tin "Chào mừng năm mới" là điểm nổi bật tại các cụm dân cư. “Năm mới, mọi người rủ nhau đến chúc Tết các gia đình trong khu, cùng bóc bánh chưng ăn lấy may. Đến giờ, nhà tôi vẫn duy trì việc đó”, ông Tuyến nói.
Luộc bánh chưng dưới sân chung cư là khoảng ký ức đẹp trong lòng nhiều người lớn lên trong thời bao cấp. Ảnh: Phạm Tân. Theo lời ông Tuyến, trong những năm bao cấp, phần lớn người dân vô cùng thiếu thốn. Nhiều gia đình chỉ được ăn thịt vào ngày Tết. Tình trạng người dân đi mua hàng, bị mất cắp thịt diễn ra thường xuyên.
“Những tên trộm cắp trà trộn vào dãy xếp hàng, rồi lợi dụng áp sát đối tượng, móc túi. Có người mướt mồ hôi đổi được lạng thịt nấu cháo cho con, quay ra quay vào mất thịt, ngồi khóc nức nở ở khu mậu dịch”, ông Tuyến nhớ lại.
Một kỷ niệm về thời bao cấp, ông Tuyến vẫn nhớ như in là ngày ông còn làm công nhân nhà máy. Tổ ông tổ chức liên hoan cuối năm. Cả nhóm 20 người được chia 3 lạng thịt lợn.
“Tôi được phân công nấu nhưng đau đầu không biết chế biến món gì, chia ra sao để ai cũng có phần. Cuối cùng tôi băm nhuyễn số thịt đó nấu nồi cháo to, múc cho mỗi người 1 bát”, ông Tuyến nói.
Phía sau manh áo mới cha mang về ngày 30 Tết
“Khác với những năm trước, 30 Tết năm đó, bố tôi đưa về cho chúng tôi mỗi người một cái áo, một cái quần. Số quần áo đó còn rất mới nhưng lại rộng thùng thình…”- ông Nguyễn Hùng Vỹ nhớ về kỷ niệm ăn Tết.
">Tết bao cấp: Thùng hàng lớn chứa cả gia tài của ‘đại gia’ Hà Nội
Ảnh minh họa: Lê Dương Trước đây sản lượng lúa còn thấp. Phần lớn các nhà đều không đủ gạo ăn nên thường trồng thêm ngô, khoai hay sắn để bù đắp cho phần lương thực thiếu hụt đó.
Ở quê tôi, nhà nào cũng trồng giống khoai lang dài ngày. Thông thường, chúng tôi trồng vào tháng Chạp, thu hoạch vào tháng Năm hoặc tháng Sáu nên củ to và chắc.
Sau khi thu hoạch, khoai để cả củ lâu sẽ tự lên mầm hoặc bị hà, dím không ăn được nữa. Vì vậy để giữ được số lương thực dự phòng này, người xưa có một cách hết sức độc đáo. Đó là những ngày hè, sau khi thu hoạch vụ Chiêm xong, mọi người chọn ngày nắng, đem những củ khoai to ngon không bị dím, rửa sạch sẽ, để ráo nước.
Sáng sớm hôm sau người nông dân dùng cái bàn có gắn dao để thái những củ khoai thành từng lát mỏng. Nhà nào nhiều khoai thì phải dùng nhiều bàn thái mới kịp phơi nắng. Nếu không khoai sẽ bị chảy nhựa thâm và bột sẽ không thơm ngon.
Các lát khoai vừa thái được mang ra phơi trên các sân gạch đã được quét dọn sạch sẽ. Khoai phơi tầm một nắng sẽ nhỏ lại, mềm và dẻo, trở thành món ăn khoái khẩu mà bọn trẻ con chúng tôi rất thích.
Khi phải ngồi trông sân khoai, không cho gà vào bới, chúng tôi thường chọn những lát khoai to, dày xiên vào các thanh tre đem nướng rồi mang ra chia nhau ăn rất thú vị. Món ăn không giống vị khoai luộc mà vừa có vị cháy, vừa có vị ngọt bùi của khoai nướng. Sau khi ăn, miệng đứa nào cũng nhọ nhem.
Để có những mẻ khoai ngon, đảm bảo chất lượng, ngoài việc chọn lựa khoai không bị hà, dím còn phải có người coi sóc cẩn thận, đảo cho đều, được nắng và đặc biệt không bị dính nước mưa.
Sau khi phơi liên tục mấy ngày nắng, thấy các miếng khoai đã khô giòn thì đợi ngày nắng nhất, khoảng giữa trưa, mọi người gom khoai ở sân lại, bỏ vào cối để giã nhỏ ra.
Tùy theo cối nặng hay nhẹ mà có thể một hoặc hai người đạp cối, còn một người ngồi ở đầu cối, dùng khăn trùm kín đầu rồi dùng tay liên tục đảo các mảnh khoai cho cối giã nát đều. Khi nào thấy cối bột nhỏ mịn sẽ đem bột khoai đổ vào những cái chum đã được chuẩn bị sẵn.
Phần trên cùng của chum được lót một lớp lá chuối khô. Sau đó người nông dân lấy túi nilon bịt kín rồi dùng mảnh gỗ đậy lên trên và bảo quản ở nơi khô ráo.
Những hôm giã khoai, bụi của bột khoai mù mịt. Bọn trẻ con chúng tôi thi nhau chạy đến hớp những làn bụi ấy vào miệng, cảm nhận vị ngọt của bột khoai. Vì thế đầu tóc, lông mày, lông mi, quần áo đứa nào cũng phủ một lớp bột trắng xóa.
Năm nào cũng vậy, những chum bột khoai tùy từng nhà sẽ có cách sử dụng khác nhau. Có nhà đem nấu lẫn với cơm ăn thường ngày, có nhà nấu riêng ăn vào bữa phụ... Nhưng mẹ tôi thường nấu bột khoai cùng với ít gạo nếp, lạc. Nấu xong mẹ mang ra nắm thành từng nắm nhỏ, chia cho mấy đứa con ăn sáng để đi học, đi làm.
Lúc bấy giờ được ăn như thế là chúng tôi hạnh phúc lắm. Bao nhiêu năm rồi mà tôi vẫn không quên được hương vị của nắm bánh bột khoai. Nó vừa có chất dẻo của cơm nếp, có vị ngọt của khoai, lại thêm vị bùi của lạc.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển, cây lúa cho năng suất cao, người dân không còn phải lo thiếu lương thực ngày giáp hạt nữa.
Quê chúng tôi bây giờ vẫn trồng ngô, khoai, sắn nhưng là những giống ngắn ngày, để tạo ra giá trị kinh tế cao. Người nông dân cũng không còn cảnh thái, phơi và giã khoai, không có những chum bột khoai để dành nữa. Nhưng dù sao những hình ảnh ấy vẫn in sâu trong ký ức của tôi cũng như bao người cùng thời đó.
Hoàng Thụ
">Chum bột khoai chống đói của mẹ
Nhận định, soi kèo Angers vs Marseille, 02h45 ngày 10/2: Chặn đà tiến chủ nhà
Ngoài việc tập trung nghiên cứu phát triển những sản phẩm làm đẹp, Amorepacific - chủ sở hữu các thương hiệu Sulwhasoo, LANEIGE, innisfree … còn tập trung triển khai nhiều dự án cộng đồng thiết thực, giàu ý nghĩa, hướng đến hỗ trợ phụ nữ.
Cho một thế giới tốt đẹp hơn
Những sáng kiến hướng đến cộng đồng của Amorepacific đều nhằm hiện thực hóa tầm nhìn toàn cầu của tập đoàn: A MORE beautiful world - Cho một thế giới tốt đẹp hơn. Trong đó, phụ nữ là nhóm đối tượng chính nhận được sự hỗ trợ của các chiến dịch. Tập đoàn tăng cường các chương trình thu hút và huấn luyện cho nhân viên, nâng cao các chế độ đãi ngộ và an sinh xã hội, đặc biệt là phụ nữ để cải thiện và xây dựng một môi trường làm việc lý tưởng.
Một góc nơi làm việc của Tập đoàn Amorepacific tại trụ sở Seoul, Hàn Quốc Là một tập đoàn mỹ phẩm, nữ giới luôn là đối tượng đặc biệt và là trọng tâm cho mọi hoạt động của Amorepacific. Không chỉ triển khai những hoạt động cho đối tượng người tiêu dùng là nữ, mà tập đoàn còn tin rằng viẹc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, tạo việc làm cho nữ giới là nội dung không thể thiếu trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, là nền tảng tiến tới bình đẳng giới, bảo đảm tiến bộ, công bằng.
Và cho cuộc sống tốt đẹp hơn của những người phụ nữ…
Bên cạnh đó, tập đoàn cũng triển khai chương trình những chương trình xã hội dành cho các nữ bệnh nhân. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, áp lực đối với các nữ bệnh nhân ung thư thường gấp đôi so với những phụ nữ khoẻ mạnh, trong đó, nguy cơ stress cao gấp 3 lần do rụng tóc, cao gấp đôi do các vấn đề về da.
Tham gia chiến dịch “Makeup Your Life - Điểm tô niềm hy vọng”, các nữ bệnh nhân đều được hướng dẫn trang điểm, chăm sóc da, tự mình làm đẹp, tạm quên đi những khó khăn, áp lực bệnh tật đang phải đối mặt. Đó là những phút giây ngắn ngủi họ được trở về với những niềm vui “rất phụ nữ” mà không phải ai cũng hiểu được. Những niềm vui bé nhỏ này sẽ mang đến nguồn năng lượng tích cực, giúp các nữ bệnh nhân tiếp tục vui sống và chiến đấu với bệnh tật.
Makeup your Life 2017 diễn ra tại bệnh viện Ung bướu TP. HCM. Bên cạnh đó, Amorepacific cũng thực hiện những chương trình dành riêng cho bệnh nhân ung thư vú như Pink Ribbon Campaign (tạm dịch: Chiến dịch Ruy băng Hồng) hoặc nâng cao khả năng độc lập tài chính cho các bà mẹ đơn thân thông qua việc hỗ trợ vốn mở các cửa hàng bán lẻ thông qua “Hope Store” (tạm dịch: Cửa hàng Hy vọng).
Các sáng kiến của Amorepacific đều tập trung hỗ trợ gián tiếp hoặc trực tiếp cho phụ nữ, giúp họ có thêm nhiều nguồn động lực để vượt qua những khó khăn thường ngày. Đồng thời, những hoạt động này còn góp phần nâng cao nhận thức của cả cộng đồng, kêu gọi sự quan tâm, chung tay góp sức của mọi người hoặc cung cấp kiến thức để phòng tránh, ngăn ngừa, phát hiện sớm những bệnh lý phổ biến với phụ nữ.
Tập đoàn cho biết, để đưa ra các sáng kiến hỗ trợ cộng đồng tập trung hướng đến phụ nữ, Amorepacific đều nỗ lực tìm hiểu các vấn đề xã hội trọng điểm tại từng khu vực, hợp tác với chính quyền địa phương, thâm nhập cuộc sống người dân để hiểu hơn những khó khăn của họ. Nhờ đó, các sáng kiến của Amorepacific đều mang lại những lợi ích thiết thực cho nhiều phụ nữ tại nơi dự án triển khai. Amorepacific đặt mục tiêu, đến năm 2020, những sáng kiến của tập đoàn sẽ góp phần nâng cao hiểu biết, tầm quan trọng của sức khỏe, tinh thần và khả năng tài chính cho hơn 200.000 phụ nữ.
Tập đoàn Amorepacific là tập đoàn mỹ phẩm lớn tại Hàn Quốc, thành lập từ 1945 và lọt top 10 Công ty mỹ phẩm hàng đầu thế giới năm 2017. Amorepacific hiện sở hữu các thương hiệu nổi tiếng như Sulwhasoo, LANEIGE, innisfree …
Là tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực làm đẹp, Amorepacific đã tung ra thị trường những sản phẩm tiên phong như ‘phấn nước cushion’, ‘tinh chất dưỡng da’ và ‘mặt nạ ngủ’ đáp ứng nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng của khách hàng toàn cầu.
Lệ Thanh
">‘Ông lớn’ mỹ phẩm Hàn có nhiều sáng kiến vì phụ nữ
Chỉ trong khoảng chưa đầy 10 giây, một cơn lốc cực mạnh đã cuốn bay toàn bộ rạp cưới khiến hơn 300 người chạy tán loạn, 2 người bị thương ở đầu, có người phải khâu tới 7 mũi.
Video:
Mới đây, do ảnh hưởng của cơn bão số 9, toàn bộ rạp cưới của một đám cưới tại xã Đức Tân, huyện Tánh Linh, Bình Thuận đã bị gió cuốn bay khiến nhiều người hoảng loạn. Chủ nhân của clip ghi lại sự cố này là anh Võ Đình Hoàng Long.
Chia sẻ với PV VietNamNet, anh Long cho biết, sự việc xảy ra vào khoảng 12h trưa ngày 25/11 tại tiệc cưới nhà cô dâu V.T D.P (Đức Tân, Tánh Linh, Bình Thuận).
“Thời điểm đó, khoảng hơn 300 khách mời nhà cô dâu đang ăn tiệc. Khi rạp cưới bị cuốn, tất cả các khách mời chạy toán loạn. Hai người đàn ông bị thanh sắt dựng rạp bay qua đập vào đầu, 1 người phải khâu tới 7 mũi”, anh Long nói.
Toàn bộ rạp cưới bị cuốn phăng, nhiều người hoảng loạn. Ảnh cắt từ clip Vẫn lời anh Long, do ảnh hưởng của bão, từ sáng địa phương này đã có mưa to và mất điện. Tuy nhiên, vì tình cảm với gia chủ và cô dâu nên hơn 300 khách mời vẫn đội mưa đến dự tiệc. Không ngờ, chỉ trong khoảng 5-10 giây, một trận lốc lớn đã khiến tiệc cưới trở nên hoang tàn.
“Rất may, khi có bão, địa phương đã chủ động cắt điện, nếu không việc chập điện sẽ khiến sự việc phức tạp hơn nhiều. Hiện tại, hai người bị thương đều đã được sơ cứu, gia chủ cũng không thiệt hại gì nhiều. Nhưng ảnh hưởng về tinh thần thì khá lớn”, anh Long nói tiếp.
Anh Long cũng cho biết, theo dự kiến, ngày 26/11, chú rể ở Bến Tre sẽ đến đón dâu. Thế nhưng, vì sức gió giật mạnh kèm theo mưa lớn nên những người thân của cô dâu chú rể đều đang rất lo lắng.
Bạn trai tiết lộ chuyện “động trời” ngay trước thềm đám cưới
Lúc tôi say sưa nói về gia đình nhỏ, về những đứa con, về ước mơ sẽ trồng những khóm hoa hồng leo trước cổng, anh nhìn tôi, ánh nhìn miên man như muốn soi vào tận đáy mắt..."
">Bão số 9: Rạp cưới bị cuốn phăng, hơn 300 người hoảng loạn ở Bình Thuận
Phoiphailin Sivilay (SN 1997) - hot girl của Lào, nhưng thực tế, cô là người gốc Việt với tên gọi Nguyễn Mai Chi. Cô có khả năng nói 4 ngôn ngữ: Lào, Việt, Anh, Thái.
Hot girl gốc Việt sở hữu vóc dáng mảnh mai, làn da trắng mịn, khuôn mặt thu hút cùng gu thời trang đa phong cách.
Được biết, hot girl từng theo học ở trường quốc tế Groly (Lào), sau đó sang Anh quốc du học ngành Kinh tế Thời trang tại trường Regent's University London.
Hot gril Phoiphailin Sivilay nổi tiếng từ năm 14 tuổi. Gia đình giàu có nên từ nhỏ, hot girl 9x đã có cuộc sống trong nhung lụa, gắn liền với những chuyến du lịch xa hoa, nghỉ khách sạn hạng sang, sử dụng đồ hiệu đắt đỏ, siêu xe...
Trang phục, phụ kiện cô sử dụng thường đến từ những thương hiệu lớn, đình đám trên thế giới. Bạn bè của Phoiphailin đều là các 'cậu ấm, cô chiêu', thừa kế số tài sản khổng lồ.
Cô nàng có cuộc sống giàu sang. Thuộc thế hệ 'ngậm thìa vàng' (con nhà giàu - pv) ở Lào nhưng hot girl 9x không ỉ lại vào bố mẹ.
Tiếp nối sự nghiệp kinh doanh của gia đình, Phoiphailin Sivilay lên kế hoạch phát triển một nhãn thương hiệu thời trang riêng, mang tên G's Selection.
Sau thời gian ngắn, hot girl đã thu được nhiều thành tựu, cô mở được một chuỗi cửa hàng thời trang cao cấp, thu hút giới nhà giàu tìm đến.
Phoiphailin Sivilay thử sức ở nghề người mẫu. Ngoài ra, từ năm 14 tuổi, cô nàng này đã tự trang trải nhiều khoản phí sinh hoạt của mình bằng thu nhập từ nghề người mẫu ảnh.
Chia sẻ với VietNamNet, Phoiphailin Sivilay cho biết, cô có sở thích đi du lịch vòng quanh thế giới. Các địa điểm cô đã đặt chân đến gồm: Anh, Hà Lan, Hy Lạp, Pháp ...
Cuộc sống của hot girl 9x ngập trong nhung lụa. Cô thường xuyên cập nhật những hình ảnh danh lam thắng cảnh, bữa ăn xa xỉ, nơi nghỉ dưỡng hạng sang trên trang cá nhân Intasgram.
"Bố mẹ tôi người Việt Nam và tôi tự hào vì điều đó. Bố mẹ tôi luôn ý thức việc gìn giữ cội nguồn, Vì thế, tôi biết rất nhiều về văn hóa, phong tục của Việt Nam, đặc biệt là các món ăn. Tôi thích mặc áo dài. Trong đám cưới chị gái tôi, mọi người trong gia đình, họ hàng đều sử dụng trang phục áo dài. Thực sự nó rất đẹp", Phoiphailin nói.
Phoiphailin rất thích mặc áo dài Xinh đẹp, giàu có, cô là niềm mơ ước của các chàng trai. Tuy nhiên, gần đây, cô bất ngờ công khai những hình ảnh tình tứ bên chàng trai lạ mặt.
Nhiều người cho rằng, đây chính là bạn trai của Phoiphailin Sivilay. Thế nhưng hot girl giữ im lặng. Theo tìm hiểu, chàng trai đó là Tum Chaleon, đang sinh sống tại Lào.
Tum Chaleon có vẻ ngoài điển trai, được cho là xứng đôi với hot girl gốc Việt. Cặp đôi xuất hiện trong nghi lễ ăn hỏi mang đậm văn hóa Việt Nam. Đây là đám hỏi của chị gái Phoiphailin. Vẻ đẹp khiến nhiều người ngưỡng mộ của cô gái gốc Việt. Một số hình ảnh khác của Phoiphailin Sivilay:
Cô tốt nghiệp ngôi trường danh giá ở nước Anh. Phoiphailin thường xuyên cập nhật hình ảnh tại các khu resort cao cấp. Phoiphailin sở hữu gương mặt xinh đẹp, thu hút ánh nhìn. Phoiphailin trong một chuyến du lịch Pháp. Video: Đám cưới đẹp như mơ của chị gái của Phoiphailin Sivilay.
Hot girl Lào gốc Việt và hội bạn thân 'rich kid' xinh đẹp, nổi tiếng
Những cô bạn thân thiết của hai chị em hot girl Lào gốc Việt đều xinh đẹp, nổi tiếng trên mạng xã hội với cuộc sống giàu sang.
">Cuộc sống giàu có đáng ngưỡng mộ của hot girl Lào gốc Việt ở tuổi 22